Vốn, nguồn hàng, nhân sự… là bài toán mà các nhà bán hàng đang tập trung giải quyết trước khi mùa mua sắm cuối năm cho dịp Tết bắt đầu.
Thời điểm tháng 12 cuối năm là lúc các nhà bán hàng tích cực chuẩn bị hàng hóa cho đợt mua sắm cận Tết với khối lượng lớn, nhất là nhóm ngành hàng tiêu dùng. Mùa mua sắm nay đặc biệt hơn khi trùng với thời điểm cả nước bước vào “bình thường mới”.
Theo báo cáo của Kantar WorldPanel, chi tiêu FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) cho tiêu dùng tại nhà sẽ tăng trưởng tốt trong dịp Tết 2022 với mức chi tiêu gấp 2 – 3 lần so với ngày thường. Trong đó, khu vực thành thị có xu hướng mua sắm Tết sớm hơn với mức tăng trưởng 3% và khu vực nông thôn tăng 6% so với Tết 2021.
Riêng ở lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), Deloitte dự đoán, doanh số thương mại điện tử trong kỳ nghỉ lễ 2021-2022 sẽ tăng từ 11-15% so với cùng kỳ năm trước. Nền tảng thương mại điện tử Lazada Việt Nam cũng cho rằng, 3 tháng cuối năm là thời điểm “vàng” cho các doanh nghiệp bán lẻ, thương hiệu, nhà bán hàng và các sàn thương mại điện tử “lên ngôi” nhờ nhu cầu mua sắm tăng cao.
Không nằm ngoài xu thế chung, các nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử đang gấp rút chuẩn bị hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp mua sắm cuối năm.
1. GenZ kinh doanh thành công nhờ nắm bắt nhu cầu người dùng TMĐT
Để chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm và Tết 2022, bạn Trần Văn Hiếu (1998), chủ nhân gian hàng cấp 7 (cấp độ cao nhất trong xếp hạng nhà bán hàng trên Lazada) đã lên kế hoạch từ cuối tháng 9, đầu tháng 10. Theo đó, anh chàng tìm hiểu kỹ nhu cầu người tiêu dùng, tính toán sản phẩm chủ lực, số vốn dự kiến, kho hàng, nhân sự… Ông chủ GenZ đẩy mạnh các sản phẩm trong nhà bếp, gắn liền sự sum vầy, ấm cúng ngày Tết. Ngoài ra, anh chàng cũng chuẩn bị một số sản phẩm như máy sưởi, đèn sưởi dành riêng cho mùa đông tại miền Bắc.
Kinh nghiệm hai năm theo đuổi ngành thương mại điện tử của Hiếu cho thấy, sản phẩm là yếu tố cốt lõi để phát triển trong thị trường này. Sản phẩm ở đây bao gồm kiểu dáng, công năng, hợp thời với nhu cầu người tiêu dùng. “Người bán cần nhạy bén và tinh tế khi đưa sản phẩm lên sàn. Giấy tờ pháp lý, nguồn hàng ổn định, giá cả phù hợp là các yếu tố giúp gian hàng cạnh tranh”, Hiếu chia sẻ quan điểm.
Sau hơn hai năm chạm ngõ thương mại điện tử, gian hàng của Hiếu đã tăng trưởng từ 3% lên ổn định ở mức 20% hàng tháng, tháng cao điểm, có thể đạt tới 60%. Đây là nỗ lực đáng tự hào của chàng trai sinh năm 1998 khi bắt đầu với nguồn vốn ít ỏi, kinh nghiệm kinh doanh ở con số 0.
Từ hai đơn hàng trong lần đầu kinh doanh, sau hơn hai năm, Hiếu đã có 10.000 – 12.000 đơn mỗi tháng. Khởi nghiệp ở tuổi 21, vì còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, Hiếu cũng gặp nhiều thử thách lớn nhưng nhờ sự quyết tâm, nhanh nhạy cập nhật và nắm bắt xu thế thị trường, anh chàng đã làm chủ công việc kinh doanh.
“Không biết cách lựa chọn sản phẩm kinh doanh là thất bại đầu tiên của mình. Mình không tính đến việc đo dung lượng thị trường, xem xét nhu cầu thực tế cũng như tiềm năng của sản phẩm. Nhưng rồi mình cũng bắt tay làm lại với mặt hàng điện tử, điện gia dụng và dần ổn định cho đến nay”, chàng trai trẻ tâm sự.
Hiếu Trần cũng không thể phủ nhận những trở ngại như nguồn vốn, dịch bệnh… Giai đoạn đầu kinh doanh chỉ với số vốn ít ỏi, có khi không đủ vốn nhập hàng hay không kịp xoay vòng vốn, khiến gian hàng mất nhiều cơ hội tăng trưởng. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thành phố nhiều lần giãn cách, ảnh hưởng đến việc vận hành, xử lý hàng hóa, nhân sự… doanh thu giảm sút nhiều.
Cũng trong đợt giãn cách, Hiếu cùng các cộng sự trải nghiệm mô hình “3 tại chỗ”: ăn tại chỗ, ngủ tại chỗ và làm việc tại chỗ. Anh chàng cùng lúc phải đảm nhận nhiều việc từ đóng hàng, bốc hàng đến nấu ăn… “Hai tháng giãn cách xã hội tuy khó khăn nhưng nhờ tình thần đoàn kết của cả nhóm, doanh thu của gian hàng vẫn ổn định”, Hiếu nói.
Theo Hiếu, lợi thế bạn có là sức trẻ, sự nhiệt huyết, sáng tạo. Theo chàng trai, tập khách hàng trên sàn thương mại điện tử chủ yếu vẫn là giới trẻ. Bản thân cũng là thế hệ GenZ nên dễ nắm được xu hướng, thói quen và sở thích của tập khách hàng này trên sàn.
Nhờ đó, những sản phẩm mới và liên tục được cập nhật của gian hàng đã được thị trường đón nhận và đều nằm trong top sản phẩm của ngành hàng. “Đội ngũ hỗ trợ của Hiếu cũng chủ yếu là các bạn trẻ. Nhóm có chiến lược marketing tốt, hợp xu thế. Từ đó, nhóm luôn nỗ lực để tăng trải nghiệm khách hàng lên tốt nhất có thể”, Hiếu kể.
Ngoài những nỗ lực của bản thân và nhóm, Hiếu cho rằng, sự hỗ trợ từ sàn thương mại điện tử Lazada cũng có ý nghĩa lớn trong quá trình phát triển, tăng trưởng của gian hàng. Cụ thể, Lazada có những chương trình hỗ trợ nhà bán hàng, cùng nhiều gói voucher.
Đội ngũ hỗ trợ viên của sàn này nhiệt tình, chủ động đề xuất, nhắc nhở nhà bán hàng các deal, sản phẩm chạy, tham gia chương trình khuyến mãi. “Mình đánh giá cao đội ngũ vận chuyển Lazada Logistics về độ chuyên nghiệp và xử lý đơn hàng đến tay khách hàng nhanh chóng. Nhờ đó, tỷ lệ khách quay lại mua hàng tăng cao”, Hiếu nhận định.
Đến nay, dù làm việc với sàn thương mại điện tử gần hai năm, Hiếu vẫn luôn tìm đến các anh chị, những nhà bán hàng lâu năm để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt các kiến thức quản trị, kinh doanh.
2. Từ nhân viên văn phòng đến nhà tư vấn và kinh doanh chuyên nghiệp
Cũng như bạn Hiếu Trần, chị Thùy Dương (31 tuổi) đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng phục vụ người dùng trong mùa mua sắm cuối năm. Thương hiệu bỉm Mễ Mễ của chị vừa lên trên gian hàng chính hãng LazMall. Thành tích kinh doanh tốt nhất của chị Dương là bứt phá từ cấp 2 lên cấp 5 trong 1,5 tháng Tết năm vừa rồi.
“Lazada khiến tôi thay đổi hẳn tư duy về xây dựng sự nghiệp kinh doanh của bản thân. Từ một công việc chỉ để kiếm thêm thu nhập và đề phòng giảm lương mùa dịch, kinh doanh trên sàn Lazada đã trở thành nguồn thu chính của tôi”, chị cho biết.
Chị Dương từng là nhân viên văn phòng, ngày đi làm 8 tiếng, tối về chăm lo cho gia đình. Khi dịch bệnh bùng phát, công ty của chị có kế hoạch giảm tải nhân sự. May mắn được giữ lại làm việc nhưng chị Dương luôn lo lắng đến viễn cảnh bị sa thải. Đó cũng là lúc chị nghĩ đến việc xây dựng sự nghiệp kinh doanh, tạo ra nguồn thu nhập riêng có thể đảm bảo tài chính nếu mất việc.
Tìm đến thương mại điện tử, chị Thùy Dương tự nhận mình là một tờ giấy trắng, công việc văn phòng không liên quan chút nào đến marketing hay sale. Bắt đầu kinh doanh đúng thời điểm Noel rồi đến Tết nên chị nhập các mặt hàng trang trí nhà cửa, các loại bánh kẹo về bán.
May mắn hơn nhiều người, mỗi ngày gian hàng đều có vài đơn. Đến sát Noel, mỗi ngày vài chục đơn. Khách sỉ trên sàn cũng tự tìm đến gian hàng của chị. Cả gia đình Dương phải hỗ trợ nhưng vì đều là những “tay ngang” nên công việc hơi rối rắm.
“Thời điểm đó dù chưa xác định kinh doanh trên thương mại điện tử là nguồn thu nhập chính nhưng tôi cũng tính đến việc thuê nhân viên để hỗ trợ”, chị Dương chia sẻ. Kết thúc tháng Tết, gian hàng của chị thăng cấp từ cấp 2 lên cấp 5 chỉ trong vòng 1,5 tháng. Từ đó, chị quyết định tập trung phát triển kinh doanh trên thương mại điện tử.
Mẹ bỉm sữa còn tham gia học các lớp marketing, tích cực tham gia các hội nhóm chia sẻ về cách bán hàng online, rồi dần biết đến Học viện Lazada. Nhờ đó, chị Dương học được cách tối ưu hóa lợi nhuận gian hàng bằng chuẩn SEO và kéo traffic (lưu lượng) về, cũng như kết hợp phần mềm chatbot để chăm sóc khách hàng.
Điều khiến chị tâm đắc nhất khi bán hàng trên Lazada là nhận được sự hỗ trợ tích cực từ nhân viên cũng như các công cụ phụ trợ cho nhà bán hàng của nền tảng thương mại điện tử này. “Tôi ấn tượng nhất với công cụ khuyến mãi trên sàn Lazada, đặc biệt là nhóm: freeshipmax, voucher tích lũy và hoàn tiền max.
Nhờ đó, gian hàng tiếp cận đến hàng triệu khách hàng truy cập vào sàn mà không mất nhiều cho chi phí marketing vì đã được Lazada giúp truyền thông những sản phẩm tham gia chương trình khuyến mại đến với người tiêu dùng”, chị Dương kể.
Cũng theo chị, nếu nhà bán hàng biết kết hợp các công cụ vận hành gian hàng thì đơn hàng sẽ đạt giá trị cao nhất? Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu cũng là điều cần thiết, nhất là trong dịp cuối năm để người bán nắm được tình trạng sản phẩm, nhu cầu của người mua, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Để phục vụ lễ hội mua sắm cuối năm kéo dài từ nay như 12/12 đến Tết Nguyên Đán, chị Thùy Dương đã tìm hiểu, phân tích thị trường đồng thời có kế hoạch về vốn, nguồn hàng, đảm bảo cung ứng sản phẩm kịp thời cho khách hàng, tránh tình trạng hết hay thiếu hàng.
Cuối năm là thời điểm “vàng” để các doanh nghiệp, nhà bán hàng bứt phá doanh thu, bù đắp cho khoảng thời gian giãn cách dài vì Covid-19. Điều này cũng phù hợp với tâm lý tích cực mua sắm của người tiêu dùng mà ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) từng chia sẻ hồi đầu tháng 11.
Do đó, các nhà bán hàng thương mại điện tử cần chuẩn bị tốt nguồn lực về hàng hóa, con người để phục vụ nhu cầu tăng đột biến trong thời gian tới. Thêm vào đó, “Lễ hội mua sắm 12/12 – Sale cuối năm Wow 90%” của Lazada diễn ra từ 12-14/12 đang khởi động. Với các ưu đãi lớn, không chỉ người dùng mà cả các doanh nghiệp nhà bán hàng cũng có thể tận dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế mau chóng phục hồi.
Admin(theo báo vnexpress.net)