Khi thương mại B2B2C lên ngôi – Ranh giới giữa B2B và B2C

Giám đốc khu vực Úc và New Zealand của SmartOSC, ông Adrian Wakeham, đã có cuộc trò chuyện với Giám đốc Kinh doanh Kỹ thuật số của ASUS Singapore. Ông Eddie Teng nói về thành công đằng sau bước chuyển hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử sang mô hình B2B2C của ASUS.

  • Bài phỏng vấn đã được cắt ngắn vì lý do độ dài, truy cập ĐÂY để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn.

1/ Adrian: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp B2B đang cố gắng tạo ra các trải nghiệm trực tuyến thông minh và cá nhân hóa như các công ty B2C. Vậy thực sự thì trải nghiệm mua hàng B2B và B2C khác nhau thế nào?

Eddie: Cá nhân tôi là một người mua hàng khá… bốc đồng. Nếu cửa hàng đưa ra một gợi ý sản phẩm hợp với nhu cầu và sở thích của tôi, tôi hay nghĩ “có thể mình cần cái này?” và có xu hướng mua hàng. Nhưng B2B không giống vậy. Tôi cần thông qua nhiều bên liên quan và quản lý khác nhau để thực sự đưa ra bất cứ quyết định mua hàng nào. Sự khác nhau nằm ở trách nhiệm và thẩm quyền.

2/ Adrian: Đại dịch đã trực tiếp thúc đẩy người mua B2B tìm kiếm trải nghiệm B2C. Nhưng kế hoạch chuyển đổi B2B2C của ASUS Singapore đã được thực hiện trước khi dịch Covid nổ ra. Những thay đổi nào trên thị trường đã mang lại tầm nhìn này cho ASUS Singapore?

Eddie: Chúng tôi luôn muốn cải thiện trải nghiệm mua hàng online của tất cả khách hàng, từ khách hàng cá nhân đến đại lý phân phối. Một lực đẩy nữa là tham vọng tự động hóa quy trình kinh doanh.

mô hình b2b2c, b2b và b2c

Trước đây, nhân viên bán hàng của ASUS Singapore phải đến từng công ty khác nhau, gửi bảng giá chiết khấu và nhận đơn đặt hàng một cách thủ công. Việc tự động hóa và chuyển sang mô hình B2B2C giúp chúng tôi tiết kiệm công sức rất nhiều. Chẳng hạn như, công ty A là đối tác của ASUS Singapore. Bất cứ khách hàng nào đăng nhập với email @congtyA.com đều có thể xem các mặt hàng, mức giá chiết khấu hoặc giá tùy chỉnh dành riêng cho công ty này.

Việc cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tự động hóa toàn bộ quy trình đã giải phóng thời gian và tiết kiệm công sức của tất cả nhân sự. Điều đó đã giúp chúng tôi tập trung vào những việc quan trọng hơn và có cái nhìn tổng thể về tất cả đơn hàng hoặc trạng thái của đơn hàng qua một hệ thống duy nhất.

3/ Adrian: Đối với những lãnh đạo doanh nghiệp, những người rất có thể đang cân nhắc chuyển sang mô hình B2B2C để phục vụ tốt hơn tất cả các tệp khách hàng của mình, họ cần lưu ý những gì?

Eddie: Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh chắc chắn sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn trong công ty. Khía cạnh khó khăn nhất là việc thuyết phục ban giám đốc, vì họ sẽ phải chi tiền.

Thay đổi tư duy của ai đó hoặc thậm chí là tư duy của một nhóm những người điều hành công ty là một điều khó thực hiện. Điều nhanh chóng và thực tiễn nhất để đạt được điều này là nhìn nhận doanh nghiệp từ góc độ dữ liệu.

Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu để xem khách hàng B2B và B2C muốn gì và chứng minh rằng điều này sẽ mang lại hiệu quả cao và có khả năng thúc đẩy doanh thu cho toàn bộ doanh nghiệp.

Tiếp theo, cần đảm bảo rằng doanh nghiệp đã sẵn sàng: từ ngân sách, nguồn lực và tư duy kinh doanh. Khi chúng tôi bắt đầu thực hiện dự án này, chúng tôi nhận ra rằng chuyên môn của chúng tôi trong lĩnh vực này không đủ. Vì thế, chúng tôi tìm tới SmartOSC vfi hiểu rằng họ là đối tác đáng tin cậy và có khả năng giúp đỡ doanh nghiệp ở từng bước của hành trình chuyển đổi.

Nhìn chung, chuyển dịch mô hình kinh doanh và ứng dụng công nghệ chưa bao giờ là điều dễ dàng và đơn giản. Việc chuyển dịch mô hình hoạt động kinh doanh không phải là chuyện một, hai năm – nó sẽ định hình toàn bộ tương lai của doanh nghiệp.

Theo báo Vecom