Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi vào Việt Nam

Hiện nay các loại như: cherry Mỹ, Cam Ai Cập, Cam Úc, Nho Mỹ, Nho Úc… rất phổ biến tại các siêu thị cũng như sự xuất hiện của hàng loạt các cửa hàng bán trái cây nhập khẩu cũng phần nào thể hiện sự xâm nhập mạnh mẽ của các loại trái cây này vào thị trường Việt Nam.

Vậy để nhập khẩu trái cây vào Việt Nam thì loại trái cây đó cũng như doanh nghiệp muốn nhập khẩu thì phải đáp ứng những yêu cầu gì?

hoaqualogo4

Vì đây là những loại hàng tươi mau hỏng, do đó, một lượng không nhỏ được đi bằng đường hàng không (air) về qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, nhiều chủ hàng cũng có thể nhập về qua đường biển, trong các container bảo ôn để giữ nhiệt độ ổn định trong suốt hành trình về cảng Hải Phòng, Cát Lái.

Nếu bạn dự định nhâp hàng, thì có lẽ điều bạn quan tâm là… trái cây tươi nào được phép nhập khẩu vào Việt Nam? thủ tục nhập khẩu trái cây tươi như thế nào? …

hoaqualogo7

Có một số bước chính cần thực hiện bao gồm:

  • Kiểm tra danh mục nhập khẩu
  • Xin giấy phép kiểm dịch
  • Đăng ký lấy mẫu kiểm dịch
  • Lấy mẫu kiểm dịch
  • Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

Trình tự các bước cần thực hiện

hoaqualogo3

Bước 1: Kiểm tra danh mục nhập khẩu

Có lẽ việc đầu tiên bạn cần làm sớm, đó là tìm hiểu và kiểm tra xem mặt hàng trái cây mình muốn nhập khẩu từ 1 quốc gia nào đó thì có được phép nhập vào Việt Nam không.

Hàng hoa quả tươi không thuộc diện bị cấm hay hạn chế nhập khẩu (theo Nghị định 187/2013).

Tuy vậy, theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, thì quả tươi thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, rất có thể loại trái cây bạn định nhập khẩu từ 1 quốc gia chưa được phép kiểm dịch do có nguy cơ dịch hại.

Để biết được điều này, tốt nhất bạn nên liên hệ với Cục bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT, và hỏi thông tin chính thức trước khi quyết định có nhập hàng hay không.

Nếu hàng thuộc diện được phép kiểm dịch (không bị cấm), thì bạn làm tiếp…

Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch

Đây là công việc nộp hồ sơ cho Cục bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT để họ kiểm tra, xét duyệt, và cho phép hàng được kiểm dịch thực vật khi về đến Việt Nam. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

kiemdich2

Hồ sơ gồm có:

  • Hợp đồng mua bán
  • Đơn xin phép kiểm dịch
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh

Hồ sơ gửi về địa chỉ: CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT – BNN & PTNT – 149 Hồ Đắt Di, Quận Đống Đa , TP. Hà Nội

Giấy phép có thời hạn 1 năm, thời gian giải quyết hồ sơ 5-7 ngày làm việc.

Bước 3: Đăng ký lấy mẫu kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm

Sau khi đã có giấy phép, hàng hóa đã có thể nhập khẩu. Hàng về tới cảng hoặc sân bay tiến hành Đăng ký kiểm dịch thực vật với chi cục kiểm dịch thực vật vùng. Hiện đã thực hiện làm hồ sơ qua cổng thông tin 1 cửa quốc gia.

Hồ sơ kiểm dịch gồm:

  • Giấy đăng ký (theo mẫu). 
  • Giấy phép kiểm dịch (ở Bước 2)
  • Chứng thư kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu (Phytosanitary Certificate)
  • Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Vận đơn v.v…

Lưu ý: Đăng ký kiểm dịch thực vật bắt buộc phải cung cấp Phytosanitary Certificate. Nên khi ký hợp đồng bạn phải yêu cầu người xuất khẩu cung cấp chứng từ này đi kèm với bộ chứng từ gồm:

  • Bill of Lading
  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • CO ( nếu có)

( CO là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó, tiếng Anh là Certificate of Origin.)

Đăng ký trên cỗng thông tin một cửa quốc gia, hải quan sẽ tiến hành lấy mẫu trực tiếp tại Cảng để giám định và sẽ công bố kết quả trong ngày.

Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch

Khi đăng ký xong, và sau khi hàng về đến sân bay hoặc cảng biển, nhà nhập khẩu (hoặc công ty dịch vụ) phối hợp với cán bộ kiểm dịch đến kho tập kết hàng ở sân bay (hoặc mở cont lạnh tại bãi cảng) để lấy mẫu.

kiemdichhq1

Thường cán bộ kiểm dịch sẽ lấy 2 mẫu, cho vào túi niêm phong đem về chi cục để tiến hành làm công tác kiểm nghiệm. Nếu mọi thứ diễn ra bình thường, thì sau khoảng 1 ngày sẽ có kết quả kiểm dịch (chứng thư).

Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Sau khi kiểm hóa xong, hàng hóa chuẩn chỉnh, thì tờ khai sẽ được thông quan.

Hồ sơ thông quan( Thủ Tục Nhập Khẩu Trái cây Tươi) phải có các chứng từ :

  • Biil of Lading
  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • CO ( nếu có )
  • Giấy chứng nhận Kiểm Dịch Thực Vật
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu

Nếu mẫu mà cơ quan kiểm dịch kiểm tra đạt yêu cầu sẽ cấp chứng thư đạt và thông quan hàng hóa của bạn.

Như vậy, chỉ với những bước cơ bản trên hàng hóa của bạn sẽ được nhập khẩu một cách dễ dàng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi:

————–

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI QUỐC TẾ VELOG

ĐỊA CHỈ: 19 NGUYỄN TRÃI, P. KHƯƠNG TRUNG, Q.THANH XUÂN, TP.HÀ NỘI

Xem thêm:

  1. Bảng báo giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại Velog
  2. Báo giá dịch vụ vận chuyển NHẬT BẢN – VIỆT NAM
  3. Bảng giá dịch vụ Quảng Châu – BangKok
DKsudung