WeChat vừa cập nhật một chính sách khắt khe về tiền điện tử và NFT, bằng việc chặn bất kì tài khoản nào có liên quan đến hoạt động giao dịch tiền điện tử.
Nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu ở Trung Quốc, WeChat, đã cập nhật chính sách cấm các tài khoản cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử hoặc mã thông báo không thể thay thế (NFT).
Theo hướng dẫn mới, các tài khoản liên quan đến việc phát hành, giao dịch và tài trợ tiền điện tử và NFT sẽ bị hạn chế, hoặc bị cấm và liệt vào danh mục “kinh doanh bất hợp pháp”.
Những tài khoản có khả năng cao sẽ bị cấm gồm tài khoản của doanh nghiệp giao dịch và trao đổi giữa tiền ảo và tiền pháp định, hoặc giữa các loại tiền điện tử với nhau; tài khoản cung cấp thông tin, dàn xếp và dịch vụ định giá cho giao dịch tiền điện tử; cũng như các tài khoản liên quan đến tài trợ phát hành mã thông báo và giao dịch phái sinh tiền điện tử.
Ngoài ra, quy tắc mới cũng bao gồm “tài khoản cung cấp dịch vụ hoặc nội dung liên quan đến giao dịch thứ cấp của các bộ sưu tập kỹ thuật số”.
Phóng viên tin tức tiền điện tử Wu Blockchain (Colin Wu) – trụ sở tại Hồng Kông – chỉ ra tầm quan trọng của hành động này vì WeChat có hơn 1,1 tỉ người dùng ở Trung Quốc.
Về hình phạt, chính sách mới nêu rõ rằng “một khi những vi phạm như vậy được phát hiện, nền tảng công khai WeChat, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vi phạm, sẽ ra lệnh sửa chữa tài khoản chính thức vi phạm trong một thời hạn và hạn chế một số chức năng của tài khoản đó cho đến khi nó bị cấm vĩnh viễn tùy theo mức độ vi phạm”.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm theo từng giai đoạn đối với lĩnh vực tiền điện tử địa phương từ tháng 5 đến tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên đến bây giờ, WeChat mới đưa ra các chính sách khắt khe về lĩnh vực này.
Vẫn còn một lỗ hổng trong nước liên quan đến các quy định về NFT, vì tài sản này vẫn có thể được mua bằng tiền pháp định (fiat). Tuy nhiên, các công ty và nền tảng thường cấm giao dịch thứ cấp để tránh các vấn đề tuân thủ tiềm ẩn đối với việc tài chính hóa công nghệ.
Được biết, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc, Hiệp hội Tài chính Internet Trung Quốc và Hiệp hội Chứng khoán Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung vào tháng 4 cảnh báo công chúng về “những rủi ro tiềm ẩn” khi đầu tư vào tài sản số.
Các nền tảng phổ biến như WeChat và WhaleTalk thuộc sở hữu của Ant đã tách khỏi lĩnh vực công nghệ từ tháng 3, sau khi cả hai được cho là đã bắt đầu hạn chế các nền tảng NFT khỏi nền tảng của họ, do thiếu sự rõ ràng về quy định và lo sợ chính sách hạn chế từ Bắc Kinh.
Mặc dù vậy, một báo cáo truyền thông địa phương từ hôm thứ năm đã nêu bật dữ liệu cho thấy số lượng nền tảng sưu tầm kỹ thuật số ở Trung Quốc đã tăng lên hơn 500, gấp 5 lần, kể từ tháng 2/2022.
Admin (theo viettimes.vn)