Giới thiệu về Tờ khai vận chuyển độc lập OLA

Như chúng ta đã biết, khi đặt hoặc bán hàng hóa, có một khâu rất quan trọng đó là vận chuyển hàng hóa. Vận chuyển hàng hóa không chỉ đơn giản là đặt hàng lên xe đi mà còn là rất nhiều các thử tục cần thiết đi kèm. Trong bài viết này, Velog sẽ giới thiệu cho các bạn mẫu và cách kê khai tờ khai vận chuyển độc lập OLA, giúp các bạn không phải mất nhiều thời gian khi gặp mẫu đơn này nhé.

1. Tờ khai vận chuyển độc lập là gì?

Vận chuyển độc lập là một trong những hình thức vận chuyển của các đơn vị, cá nhân kinh doanh tự vận chuyển hàng hóa, tư trang thiết bị của mình qua nhiều phương thức vận tải khác nhau theo quy định của nhà nước.

Thông thường khi vận chuyển xuất khẩu hàng hóa qua nước ngoài bạn sẽ thuê những đơn vị vận chuyển lớn đã được cấp phép của nhà nước.

Tuy nhiên nếu như bạn muốn vận chuyển độc lập, tự thực hiện công tác vận chuyển hoặc tự lập cho mình một hãng vận chuyển mới thì cần đáp ứng đủ những giấy tờ, thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật tại các cảng thủ tục hải quan, thuế… và đặc biệt là tờ khai vận chuyển độc lập có ghi rõ các thông tin thì mới được vận chuyển.

Vậy tờ khai vận chuyển độc lập OLA là: Tờ khai báo để cơ quan Hải quan cấp phép vận chuyển là hàng hóa xuất nhập khẩu và các loại hàng hóa khác đang chịu sự giám sát hải quan, được phép vận chuyển giữa hai địa điểm lưu giữ hàng hóa. Hay nói đơn giản tờ khai vận chuyển có chức năng tương tự như đơn xin chuyển cửa khẩu mà doanh nghiệp thường khai báo trên hệ thống điện tử trước đây.

2. Những mặt hàng nào cần tờ khai vận chuyển độc lập?

tờ khai vận chuyển độc lập

Tất cả những loại hàng hóa cần được kiểm tra, giám sát, thẩm định nhập khẩu hoặc vận chuyển trung gian, kiểm tra bãi đậu sân càng, kho hàng, kho ngoại quan, cảng cạn, giám sát đối với những hàng vận chuyển phát nhanh, kiểm tra hàng bưu chính., giám sát tập trung khi vận chuyển từ kho ngoại quan đến cảng cạn, từ kho ngoại quan đến địa điểm tập kết, từ kho ngoại quan đến địa điểm chuyển phát…

Các loại hàng hóa được nhập khẩu từ cửa khẩu nhập hàng, đến kho CFS, rồi đến cảng cạn, chuyển tới kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, sẽ phải được kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, sau đó kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và địa điểm tập kết thì đều cần tờ khai vận chuyển độc lập.

Các loại hàng hóa được nhập khẩu từ cửa khẩu hải quan nhưng tiếp tục được vận chuyển đến cảng đích được ghi trên hóa đơn hoặc kho hàng không kéo dài.

Loại hàng hóa được nhập khẩu ở nước ngoài, sau đó vận chuyển từ cửa khẩu về kho ngoại quan, kho CFS, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu , đến các cửa hàng miễn thuế và ngược lại;

Những mặt hàng không phải niêm phong nhưng khi vận chuyển lại đóng ghép với hàng hóa bắt buộc phải niêm phong theo quy định tại khoản này;

Hàng hóa đặc biệt phải tái xuất theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Cách khai báo tờ khai vận chuyển độc lập

Cách khai báo:

Dùng phần mềm VNACCS, trên thanh Menu vào phần Tờ khai hải quan, và chọn dòng Đăng ký tờ khai vận chuyển (OLA). Sau đó điền thông tin những mục cần thiết liên quan, và truyền tờ khai, tương tự như tờ khai hải quan xuất nhập khẩu.

4. Đối tượng sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập

Đối tượng Người khai có thể thực hiện nghiệp vụ này bao gồm người xuất khẩu, người nhập khẩu, hãng vận tải, đại lý hải quan và công ty logistic.

Để thực hiện việc sửa thông tin của tờ khai vận chuyển đã khai nhưng chưa đăng ký, người sửa phải là người đã thực hiện việc khai báo.

** Thời điểm khai báo

  • Người khai thực hiện việc khai báo chính thức xin cấp phép vận chuyển hàng hóa khi hàng hóa đã được tập kết đầy đủ tại địa điểm lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.
  • Người khai có thể thực hiện việc khai báo trước thông tin xin cấp phép vận chuyển hàng hóa trước khi hàng hóa được tập kết đầy đủ tại địa điểm lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan
  • Người khai chỉ được phép thực hiện việc vận chuyển hàng hóa khi thông tin khai báo xin cấp phép vận chuyển hàng hóa của Người khai đã được cơ quan hải quan phê duyệt.

** Khi nào thì người khai cần tiến hành khai báo vận chuyển?

Theo quy định tại Điều 33, thông tư 22-2014-TT-BTC thì những trường hợp sau đây được phép khai báo vận chuyển:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phép chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;
  • Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan/CFS/kho bảo thuế/các khu phi thuế quan và ngược lại;
  • Hàng hóa vận chuyển giữa các khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

Riêng đối với doanh nghiệp là Gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất hoặc doanh nghiệp ưu tiên, đưa hàng vào khu phi thuế quan thì có thêm lựa chọn được phép khai vận chuyển đính kèm tờ khai (tại mục “Thông tin trung chuyển” trên tờ khai nhập khẩu/ xuất khẩu). Các trường hợp còn lại bắt buộc phải khai tờ khai vận chuyển độc lập (OLA).

** Quy trình khai báo vận chuyển

Dựa trên đặc điểm của tờ khai vận chuyển VNACCS là thực hiện khai báo theo các bước nghiệp vụ, các bước nghiệp vụ này đã được tính hợp sẵn trên các nút nghiệp vụ theo thứ tự các bước thực hiện như sau:

OLA
  • Nút nghiệp vụ số 1 “1.Lấy thông tin của tờ khai (OLB)”: khi tạo một tờ khai vận chuyển mới bạn sẽ thấy chỉ có nút này sáng lên nên có thể hiểu rằng sẽ thực hiện nghiệp vụ này đầu tiên nhưng thực tế thì nghiệp vụ này chỉ dùng để gọi lại thông tin tờ khai đã khai trước đó lên hệ thống của Hải quan. Cách thông thường là người khai sẽ tự nhập thông tin trên tờ khai mới (như phiên bản 4: Mở tờ khai mới và nhập liệu sau đó ghi lại và khai báo). Sau khi nhập thông tin tờ khai bạn ghi lại thì nút nghiệp vụ số 2 “2.Đăng ký thông tin tờ khai (OLA) ” sẽ sáng lên như vậy có thể hiểu là người khai sẽ thực hiện bước nghiệp vụ này tiếp theo.
  • Nút nghiệp vụ số 2 “2. Đăng ký thông tin tờ khai (OLA)”: Khi hoàn thành nhập liệu người khai sử dụng nghiệp vụ này để khai tờ khai vận chuyển lên cơ quan hải, sau khi khai thành công hệ thống trả về số tờ khai. Khi này doanh nghiệp có 2 lựa chọn:
    • a)  Nếu các thông tin vừa khai là hoàn toàn chính xác không cần sửa đổi, người khai chọn nút nghiệp vụ số 3 “3. Khai báo thông tin tờ khai (OLC)” để đăng ký chính thức tờ khai vận chuyển lên cơ quan hải quan.
    • b) Nếu người khai thấy thông tin vừa khai báo có thiếu sót cần sửa thì sử dụng nghiệp vụ OLB để gọi thông tin về sửa đổi (bước này có thể lặp lại nhiều lần mà không bị giới hạn) sau đó tiếp tục khai lại tờ khai vận chuyển bằng nghiệp vụ OLA.
  • Nút nghiệp vụ số 3 “3.Khai báo thông tin tờ khai (OLC)”: Người khai sử dụng nghiệp vụ này để khai chính thức thông tin đăng ký vận chuyển với cơ quan Hải quan.
  • Nút nghiệp vụ 5.1 và   5.2 dùng để sửa thông tin đăng tờ khai vận chuyển đã đăng ký.
  • Nút nghiệp vụ “6.Xem thông tin tờ khai đã khai báo (ITF)” dùng để gọi các thông tin đã đăng ký của tờ khai vận chuyển về để xem.

Để thực hiện việc nhập và khai báo tờ khai vận chuyển, bạn xem chi tiết tại đây