Hàng nguy hiểm (DG) là gì? Cách Velog vận chuyển hàng nguy hiểm

Trong số hàng hóa Velog nhận được yêu cầu vận chuyển từ quý khách, có khá nhiều mặt hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật như: sữa (dạng nước), nước hoa, dầu gội, nước xả, bật lửa, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử…; gây khó khăn trong các thủ tục thông quan chính ngạch, dẫn đến tình trạng ngoài ý muốn chậm trễ thời gian vận chuyển hàng đến tay quý khách.

Bài viết này sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về hàng nguy hiểm là gì, và quy trình Velog xử lý hàng nguy hiểm vận chuyển về Việt Nam như thế nào.

1/ Định nghĩa hàng nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm (DG – Dangerous Good) là vật phẩm hoặc các chất có khả năng gây tác hại đến sức khỏe, an toàn, tài sản, môi trường thuộc danh mục hàng hóa nguy hiểm của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) quy định.

2/ Xác định hàng hóa nguy hiểm

Theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại sau đây:

– Loại 1: Các chất nổ; các chất và vật liệu nổ công nghiệp.

– Loại 2: Khí ga dễ cháy; khí ga không dễ cháy, không độc hại; khí ga độc hại.

– Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

– Loại 4: Các chất đặc dễ cháy; các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy; các chất dễ tự bốc cháy; các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

– Loại 5: Các chất ôxy hóa; các hợp chất ô xít hữu cơ.

– Loại 6: Các chất độc hại; các chất lây nhiễm.

– Loại 7: Các chất phóng xạ .

– Loại 8: Các chất ăn mòn.

– Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.

Theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm lại được phân thành 9 loại.

Vận chuyển hàng nguy hiểm liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau. Việc cấp giấy phép vận chuyển do từng bộ, ngành cấp tùy thuộc vào loại hàng hóa nguy hiểm.

các mặt hàng nguy hiểm
Các loại mặt hàng nguy hiểm theo quy định pháp luật

3/ Velog làm thế nào để vận chuyển một lô hàng nguy hiểm (DG)?

Để một lô hàng DG được chấp thuận lên chuyến bay về Việt Nam, đội ngũ Velog cần tổng hợp và cung cấp các chứng từ, giấy tờ sau:

  1. Phiếu gửi.
  2. Invoice & packing list.
  3. Giấy ủy quyền của người gửi cho Velog làm thủ tục
  4. Bản phân tích thành phần hóa học (MSDS – Material Safety Data Sheet) có đủ 16 mục, đóng dấu giáp lai vào bảng phân tích thành phần.
  5. Kê khai tờ khai hàng hóa nguy hiểm:

Trừ trường hợp được quy định bởi IATA, “Tờ khai hàng hóa nguy hiểm của người gửi hàng” được yêu cầu và phải được hoàn thành cho mỗi lô hàng DG bởi một người đã được cấp chứng chỉ về qui định hàng hóa nguy hiểm do IATA cấp.

  1. Yêu cầu đối với bao bì, thùng chứa, đóng gói, nhãn mác, quy cách đóng  gói, theo tiêu chuẩn của hãng hàng không, IATA

Hàng nguy hiểm không thể vận chuyển trong bao bì bình thường, mà phải được làm theo qui định đóng gói của IATA . Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm.

4/ Các thủ tục tiếp theo Velog phải thực hiện:

  1. Đóng gói đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo quy phạm an toàn kỹ thuật của từng loại hàng.
  2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm theo quy định
  3. Có hồ sơ về hàng nguy hiểm bao gồm:
  4. Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng;
  5. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấm lưu thông của cơ quan có thẩm quyền (nếu là hàng nguy hiểm cấm lưu thông).
  6. Thông báo bằng văn bản về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố
  7. Làm thủ tục giao hàng DG cho hãng bay vận chuyển
  8. Booking và nhập bay với hãng bay

Thông qua bài viết này, quý khách đã hiểu vì sao Công ty luôn yêu cầu quý khách cung cấp đầy đủ tracking number và các thông tin về hàng hóa như: tên sản phẩm, đường link, số lượng, loại mặt hàng, ghi chú… để việc vận chuyển hàng hóa về Việt Nam được suôn sẻ; cũng như tính chất phức tạp của việc thông quan hàng hóa nhập ngoại theo đúng quy định của pháp luật.