Ngành thương mại điện tử Việt Nam nhìn từ câu chuyện Tiktok

Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam sẽ có thể đạt quy mô hơn 20 tỷ USD. Việc nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới đang trở nên ngày càng quan trọng. Đặc biệt, tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp sàn TMĐT tự động lọc và phát hiện ra các sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng.

thương mại điện tử tiktok

Tiktok đang làm gì?

Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2019, có chi nhánh tại Tiktok tại Việt Nam vào năm 2020. Hiện nay Tiktok đang cung cấp 3 dịch vụ chính: dịch vụ thông tin xuyên biên giới, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới. Tại Việt Nam, dù “sinh sau đẻ muộn”, chỉ sau một năm ra mắt, nền tảng non trẻ TikTok Shop đã nhanh chóng chen chân vào top 3 sàn TMĐT có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam.

Theo thống kê của nền tảng số liệu thị trường Metric, trong các sàn TMĐT hiện nay, Shopee có thị phần doanh thu lớn nhất với 63%. TikTok Shop ra đời sau nhưng nhanh chóng cán mốc doanh số 6.000 tỷ đồng, trở thành sàn có doanh thu cao thứ 3 sau Shopee (doanh thu 24,7 nghìn tỷ đồng) và Lazada (7,5 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, Tiki và Sendo có doanh thu khá khiêm tốn lần lượt là 846,5 tỷ và 55 tỷ đồng. Chia sẻ với Sputnik, ông Nguyễn Lâm Thanh, giám đốc Tiktok Việt Nam chia sẻ chiến lược cốt lõi làm nên thành công này.

tiktok

Vị CEO này tin tưởng rằng, Tiktok Shop sẽ đưa được hàng hóa sản xuất trực tiếp đến người tiêu dùng, cho phép những nhà sản xuất cùng KOL bán hàng chia sẻ câu chuyện đến khách hàng cuối.

Đối với nền TMĐT lấy khách hàng làm trung tâm, việc DN có thể nắm bắt thị hiếu khách hàng và đáp ứng các thay đổi nhanh của người tiêu dùng sẽ là chìa khoá thành công.

Với sự phát triển của thị trường hiện nay, bà Lê Minh Trang, Quản lý cấp cao của Công ty Nielsen Việt Nam cho biết, kênh hiện đại và truyền thống cũng đang bước vào xu hướng này với số hoá rất nhanh. Đồng thời, có thể nhìn thấy sự cộng sinh của kênh offline và kênh online.

Nghiên cứu thị trường về hành vi người tiêu dùng thông minh khi mua sắm và thận trọng chi tiêu của Nielsen cho thấy, tại Việt Nam tỉ lệ mua hàng tại cửa hàng online đang chiếm cao hơn hẳn so với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 75% so với 69%. Yếu tố dẫn dắt người tiêu dùng mua online là giá cả và khuyến mại giảm giá.

tiktok1

Nghiên cứu Nielsen cũng chỉ ra, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang chuyển dịch từ mua ngành hàng không thiết yếu sang nhóm thiết yếu, gần gũi đời sống hơn. Tuy nhiên, trong nhóm thiết yếu (thực phẩm, bổ sung dinh dưỡng, sức khỏe…) người mua có xu hướng lựa chọn sản phẩn cao cấp, giá trị, phục vụ cho cuộc sống chất lượng gia đình.

Do bị tác động bởi những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, ít nhất trong 6 tháng đầu năm sẽ có khá nhiều yếu tố khó khăn. Tâm lý lo lắng của người tiêu dùng là điều dễ dàng có thể thấy.

image

Ứng dụng AI vào TMĐT – Xu hướng năm 2023

Đặt trong bối cảnh của nền kinh tế sau dịch và chịu sự ảnh hưởng của làn sóng khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành TMĐT đã và đang là một trong những ngành có những biến đổi nhanh chóng và mạnh mẽ nhất để thích nghi với tình hình mới tại Việt Nam.

Dù vậy, những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại Việt Nam. Những khó khăn lớn của nền kinh tế từ giữa năm 2022 đã kéo dài sang quý I và có thể đến hết năm 2023. Trong bối cảnh khó khăn đó, Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đánh giá TMĐT của quý I tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và cả năm vẫn có thể đạt trên 25%.

Trao đổi với Sputnik, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhìn nhận, sau dịch Covid-19, hầu hết hoạt động đều chuyển sang kinh tế số. Trong đó, vai trò của thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến “nở rộ” một cách ngoạn mục. Điều này được minh chứng bằng số lượng người mua hàng, những người ứng dụng trên online để mua sắm, trải nghiệm dịch vụ trên online.

image 1
Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)
image 2

Trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp sàn TMĐT tự động lọc và phát hiện ra các sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng. Bán hàng trực tuyến Live Commerce giúp các nhãn hàng có thể trực tiếp chốt đơn ngay khi đang livestream. Hai công nghệ này đang được tận dụng tối đa và là xu hướng nổi bật trong kinh doanh TMĐT nhằm đóng góp cho sự phát triển của kinh tế số Việt Nam.

Báo cáo Chỉ số TMĐT 2023 vừa được công bố, các chuyên gia nhận định, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có thể đạt 25%, quy mô hơn 20 tỷ USD. Việc nhanh chóng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới đang trở nên ngày càng quan trọng, là tiền đề để thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển và giữ đà tăng trưởng.

Tuy nhiên, các tỷ lệ trên còn rất thấp so với mức trung bình toàn cầu và đặc biệt là so với Trung Quốc – nước láng giềng có nhiều nét tương đồng. Năm 2022 tại Trung Quốc bán lẻ hàng hoá trực tuyến chiếm 27,2% toàn bộ doanh số bán lẻ hàng hoá, gấp đôi tỷ lệ này của năm 2016 và cao hơn tỷ lệ 24,5% của năm 2021.

Biện pháp chống gian lận TMĐT

Rõ ràng TMĐT nước ta dù phát triển với tốc độ cao, nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu. Tiềm năng cho sự phát triển TMĐT còn rất lớn, dư địa của ngành được các chuyên gia nhận định có thể tăng trưởng tới 50%. Đây rõ ràng là mảnh đất màu mỡ cho cả người mua, người bán, chắc chắn cũng sẽ có những kẽ hở cho gian thương trục lợi, lừa đảo.

image 3

Đơn cử như với sàn TMĐT đang “bùng nổ” nhất hiện nay là Tiktok Shop, để tránh yếu tố gian lận, đảm bảo quyền lợi cho người bán và người mua, Giám đốc Tiktok Việt Nam cho Sputnik biết, khi người bán đăng ký vào nền tảng này, phải có mã số thuế. DN mở cửa hàng trên Tiktok Shop phải có đăng ký kinh doanh. Mỗi mặt hàng đưa lên đều được kiểm duyệt.

Ngoài ra, DN này còn phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Tổng Cục quản lý thị trường, Hiệp hội Chống hàng giả bảo vệ người tiêu dùng nhằm xây dựng truyền thông về chính sách, phổ biến nâng cao nhận thức về chống hàng giả, hàng nhái đến người bán và người tiêu dùng, để họ nắm được quyền lợi của mình. Từ đó, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh trên nền tảng TMĐT.

image 4

TMĐT tạo ra một cuộc cạnh tranh lành mạnh mới khi người tiêu dùng có thể chủ động tìm kiếm, so sánh giá cả, chất lượng, uy tín của người bán để lựa chọn sản phẩm tốt nhất. Do đó, thay vì chỉ cạnh tranh về giá, các DN phải có chiến lược mới về xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và uy tín của người bán.

image 5

Chính phủ Việt Nam đang triển khai về Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”. Để đạt được mục tiêu đề ra, chuyển đổi số và nâng cấp số liên tục là một trong những yêu cầu quan trọng. Quá trình này không chỉ bao gồm số hoá, thông minh hoá cơ sở hạ tầng và thiết bị sản xuất, số hoá quy trình quản lý, mà còn là tính linh hoạt và khả năng thích ứng trong sản xuất để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như số hóa hoạt động của người dùng.

Năm 2023 sẽ tiếp tục chứng kiến những thay đổi, dịch chuyển. Mô hình TMĐT kỹ thuật số tạo ra những giá trị mới trên thị trường toàn cầu, không chỉ xuất khẩu sản phẩm “Made-in-Vietnam” mà hướng tới mang các “Thương hiệu Việt Nam” ra toàn cầu.

Admin (theo Sputniknews)

———————–

Velog nhận mua hộ, Order và vận chuyển tất cả các loại mặt hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, đảm bảo an toàn, uy tín, nhanh chóng và chi phí cực thấp.

Tải, cài đặt app Velog để đặt những mặt hàng trend ngay hôm nay

———–

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI QUỐC TẾ VELOG

Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

DKsudung